Nhưng tại sao tôi phải hùng hục làm việc?ôiworkhardphảigánhhậuquảchođồngnghiệvé máy bay Đó là vì tôi luôn phải đi giải quyết hậu quả, hoặc đẩy nhanh tiến độ của mấy người vỗ ngực 'work smart'.
Tôi làm việc vì tiền, nhưng cũng vì cái 'tôi' của bản thân nữa. Mỗi khi đạt được thành công, tôi luôn thấy phiên bản của mình tốt đẹp hơn. Chưa kể, tôi cũng muốn con mình có điều kiện tốt hơn, giúp được người nọ người kia hơn...
Nhiều người muốn hưởng thụ, muốn làm ít, muốn cân bằng... có lẽ vì họ nghĩ cuộc sống này dễ dàng. Còn tôi thì từ bé đã thấy cuộc sống rất khắc nghiệt, đầy khó khăn, chỉ cần mình dừng lại thở thôi có khi đã bị nó nhấn chìm. Vậy nên tôi không có cách gì khác ngoài cố gắng và chăm chỉ, mỗi giây mỗi phút
Đó là chia sẻ của độc giả Bùi Thu Hiềnxung quanh câu hỏi nên làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh? Thực tế, tranh luận về việc làm việc bao nhiêu giờ một ngày từ lâu đã là chủ đề được bàn luận sôi nổi. Có người ủng hộ giảm giờ làm, tập trung nâng cao chất lượng công việc (work smarter, not harder) thay vì kéo dài số giờ lao động. Trong khi đó, số khác lại cho rằng người Việt phải chăm chỉ hơn nữa, làm việc cật lực để không lãng phí thời gian.
Đồng quan điểm, bạn đọc HHLbổ sung thêm: "Điều tồi tệ hơn nữa là những người tự cho mình 'work smart' lại thường giỏi đánh bóng bản thân. Sau khi khiến người khác phải đi dọn dẹp những đống bừa bộn mà họ để lại, và chuyển nó thành kết quả sử dụng được, thì trước mặt lãnh đạo, nhiều người lại huyênh hoang rằng họ 'work smart' nhưng vẫn hiệu quả. Đôi khi phần thưởng họ hưởng lại nhiều khi hơn những người phải làm việc ngoài giờ - những người đã cố gắng 'gánh' thay trách nhiệm của họ trước mặt người khác".
>> Cự tuyệt tin nhắn, cuộc gọi của sếp sau giờ làm
Chỉ ra sai lầm của những người xem thường làm việc chăm chỉ, độc giả Hằngnhấn mạnh: "Tôi làm việc với người nước ngoài. Khi ra bất cứ một quyết định nào, dù nhỏ, họ cũng đều xem xét cân nhắc, rất thận trọng và có kế hoạch rõ ràng. Vì thế, không mấy khi kế hoạch phải thay đổi trong quá trình thực hiện hay có kết quả xấu khi kết thúc. Nhưng bù lại, tốc độ triển khai sẽ chậm hơn mong đợi của một số nhân viên người Việt.
Nhiều người Việt cho rằng người nước ngoài không thông minh, bảo thủ... Họ còn túm năm tụm ba chê bai, nói xấu những người làm việc chăm chỉ. Nhưng đến cuối cùng, chính những người tự nhận 'thông minh' ấy vẫn chấp nhận làm thuê cho người nước ngoài. Họ không nhận ra điểm yếu của mình và học hỏi để tốt lên mà luôn cho mình giỏi hơn nên không cần học".
Không cho rằng làm việc 12 giờ một ngày là khổ sở, bạn đọc Nvtinhxdphân tích: "Tôi không nghĩ phần đông những người đang làm việc quần quật trên 12h một ngày là khổ sở, bất hạnh. Chỉ là họ có mục đích, mục tiêu của chính họ.
Sẽ có những nhóm người này, người kia nhưng để cả xã hội phát triển mạnh mẽ thì số người làm việc siêng năng phải nhiều, tạo ra của cải vật chất và giá trị thặng dư nhiều hơn, đóng thuế nhiều hơn, từ đó phúc lợi xã hội nhiều hơn và cuối cùng là thế hệ sau sẽ được hưởng nhiều hơn".
Cùng chung suy nghĩ, độc giả Nvtinhxdlấy dẫn chứng từ các quốc gia phát triển: "Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển như ngày nay, theo tôi yếu tố quan trọng nhất chính là sự cần cù chăm chỉ của người lao động những năm 60, 80 của thế kỷ trước. Nước ta mới vượt qua thời khó khăn và đang bước vào giai đoạn phát triển, nhưng nhiều bạn trẻ lại chỉ dành thời gian tương tác trên mạng xã hội qua thiết bị công nghệ mà không lo học hành, lao động. Thực trạng này rất đáng để suy ngẫm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.